Rối loạn lo âu được đặc trưng bằng trạng thái căng thẳng, lo lắng quá mức trước cả các tình huống bình thường. Mức độ sợ hãi của người bệnh được biểu hiện rõ thông qua biểu cảm, hành vi, toàn bộ cơ thể thậm chí có thể ngất xỉu. Tình trạng này kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần hay việc thích nghi với cuộc sống bình thường.
Chúng ta thường có cảm giác lo âu, sợ hãi khi đứng trước một tình huống có thể xảy ra nguy hiểm và có thể dự đoán được. Chẳng hạn khi đứng trước một con hổ, cảm giác lo lắng xảy ra là rất bình thường. Tuy nhiên chỉ cần chúng ta không thấy các vật thể, tình huống gây sợ hãi hãi nữa thì cảm giác này cũng có thể nhanh chóng biến mất.
Người mắc rối loạn thường xuyên rơi vào trạng thái sợ hãi, lo lắng, hoảng sợ trong các tình huống không đáng có
Rối loạn lo âu (Anxiety Disorder) được đặc trưng bằng những cảm xúc, lo lắng, căng thẳng, sợ hãi một cách quá mức ngay cả trong các tình huống bình thường. Hàng loạt các triệu chứng về cả mặt thể chất, tinh thần đều được biểu hiện cùng lúc khi người đó đối diện với nỗi căng thẳng như thở dốc, chân tay run rẩy, choáng váng, giảm mức độ nhận thức với hiện tại.
Rối loạn lo âu được xếp vào nhóm rối loạn thần kinh thực vật và được biểu hiện hoàn toàn quá mức với các trạng thái lo âu thông thường. Tần suất và mức độ nỗi lo âu thường có xu hướng tăng lên và có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và các khía cạnh khác. Bản thân người bệnh hoàn toàn không kiểm soát được nỗi sợ của bản thân mà thường tìm cách tránh né các đối tượng có thể khiến họ sợ hãi.
Có nhiều dạng rối loạn lo âu với các triệu chứng và đặc trưng nỗi sợ khác nhau.Bao gồm
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): được đặc trưng bằng trạng thái ám ảnh mang tính chất cưỡng chế, người bệnh bắt buộc phải thực hiện các hành vi mang tính chất lặp đi lặp lại không thể kiểm soát được. Chẳng hạn một người vô tình chạm vào tay nắm cửa có thể phải rửa tay hàng trăm lần; một người không thể xác định được bản thân đã tắt điện hay chưa nên phải quay về nhà đến hàng chục lần để kiểm tra. Tình trạng này gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của từng người.
Rối loạn hoảng sợ (PD): được đặc trưng bằng trạng thái luôn lo âu, hoảng sợ kịch phát với mức độ nghiêm trọng kèm theo những phản ứng dữ dội của cơ thể. Người bệnh thường rơi vào hoảng loạn cực độ và phải tìm cách né tránh, luôn sống trong nỗi lo âu ám ảnh nên hầu như khó thích nghi với cuộc sống bình thường.
Rối loạn lo âu chia ly (SAD): nỗi lo âu, sợ hãi căng thẳng, luôn có cảm giác sẽ phải chia ly, mọi người sẽ rời xa mình. Họ thường có xu hướng hạ thấp lòng tự trọng quá mức để níu giữ đối phương bên mình hoặc cũng có xu hướng kiểm soát người khác quá mức. Nỗi ám ảnh này có thể xảy ra cả với trẻ em và người lớn, đặc biệt với những người từng có tiền sử bị bỏ rơi.
Hội chứng sợ khoảng trống (agoraphobia): người bệnh có xu hướng rơi vào sợ hãi, hoảng loạn, căng thẳng khi đến những nơi đông người, vào không gian kín như rạp chiếu phim, trên xe bus.. Người bệnh có thể cảm thấy nghẹt thở, thậm chí là ngất xỉu nếu phải đến những nơi này, hầu hết họ thường chỉ trốn tránh trong nhà và hạn chế tối đa việc ra ngoài.
Rối loạn ám ảnh sợ chuyên biệt (SPD): dạng rối loạn lo âu này được kích hoạt khi người bệnh gặp các nguồn gốc của nỗi sợ, chẳng hạn như sợ một loài động vật nào đó, sợ máu, sợ kim tiêm, sợ thang máy.. Đối diện với các tình huống này có thể khiến người bệnh rơi vào căng thẳng, suy giảm nghiêm trọng về khả năng nhận thức hay khả năng điều chỉnh hành vi trong hoàn cảnh đó.
Rối loạn lo âu xã hội: người bệnh sợ hãi, căng thẳng khi đến những nơi đông người, khi phải gặp gỡ người lạ, khi đứng phát biểu trước đám đông. Những khó khăn này cũng góp phần khiến người bệnh có xu hướng cô lập bản thân với xã hội, trốn tránh trong nhà để không phải tiếp xúc với các tình huống gây căng thẳng khác.
Rối loạn lo âu bệnh tật: người mắc dạng rối loạn này thường có mức độ lo lắng quá mức về tình trạng sức khỏe. Chẳng hạn việc chạm tay vào tay nắm cửa khiến họ lo lắng mình có thể mắc các bệnh nhiễm trùng; dùng chung ly nước với ai đó có thể khiến họ lo lắng có thể nhiễm HIV...
Thống kê cho thấy, rối loạn lo âu là một trong những vấn đề tâm lý, tâm thần cực kỳ phổ biến, ảnh hưởng đến hơn 40 triệu người Mỹ. Trong đó có khoảng 30% trường thành có thể rơi vào rối loạn lo âu trong một giai đoạn nào đó và nếu không sớm cải thiện, các vấn đề có thể kéo dài và ảnh hưởng đến suốt đời.
Các triệu chứng của rối loạn lo âu không phải lúc nào cũng xuất hiện nếu họ không phải tiếp xúc với các sự vật, tình huống có mang nỗi ám ảnh. Khi phải đối diện với nỗi sợ hãi, các triệu chứng xuất hiện trên cả biểu cảm, hành vi với mức độ và tần suất tăng dần khiến người bệnh gần như mất tỉnh táo, nhận thức.
Nỗi lo âu ám ảnh có thể ảnh hưởng đến mọi hành vi, cảm xúc và hoạt động của người bệnh
Một số biểu hiện chung thường gặp ở khi người bệnh phải đối mặt với các tình huống gây căng thẳng bao gồm
Sợ hãi, giật mình, hoảng sợ quá mức
Thường chỉ tập trung với việc làm sao để đối phó, tránh né với nỗi sợ nên mất tập trung với những vấn đề xung quanh
La hét ( đặc biệt xảy ra nhiều với trẻ em)
Tính cách tiêu cực, cau có, dễ kích động
Luôn có cảm giác không an toàn và phải tìm cách trốn tránh trong khi thực tế tình huống đó không gây nguy hiểm đến mức này
Luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, đứng ngồi không yên cho dù không có bất cứ sự kiện, tình huống căng thẳng nào xuất hiện
Tách biệt bản thân với xung quanh, thường chỉ muốn ở những nơi họ cảm thấy an toàn ( ở nhà/ phòng) và hạn chế tối đa việc ra ngoài trừ khi thật cần thiết
Người rối loạn lo âu nếu phải đối diện với các tình huống gây căng thẳng quá mức còn có xu hướng ngất xỉu
Rối loạn giấc ngủ, hầu như ngủ không ngon và hay thường xuyên gặp ác mộng
Ăn uống không ngon miệng, thường xuyên chán ăn khiến cân nặng sụt giảm đáng kể
Có cảm giác ớn lạnh, rùng mình, toát mồ hôi
Phản ứng thái quá khi đứng trước các tình huống gây căng thẳng, chẳng hạn như bỏ chạy, run rẩy, nói không thành lời, cứng đơ, bất động
Đánh trống ngực, suy giảm nhận thức ở hiện tại
Mệt mỏi, uể oải, rủ rũ, không có tinh thần hay năng lượng làm bất cứ điều gì khác
Dễ gặp các vấn đề về thể chất khác, chẳng hạn như đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, lợm giọng, đau nhức cơ thể, thường xuyên bị chuột rút,...
Trẻ bị rối loạn lo âu thường có xu hướng bám cha mẹ quá mức, la hét khóc lóc liên tục và luôn đòi cha mẹ bế
Hầu như không thể tự kiểm soát được nỗi lo sợ và căng thẳng của bản thân
Khi đứng trước các tình huống gây căng thẳng những người này rất khó để giữ bình tĩnh. Chẳng hạn một người bị rối loạn lo âu ám ảnh với loài chó, cho dù nhìn thấy những chú chó con hiền lành cũng đủ để khiến họ sợ hãi, rơi vào bất động đến mức không thể làm gì.
Tuy nhiên do nỗi sợ, nỗi lo lắng của những người rối loạn lo âu thường nằm trong cả các tình huống, sự vật, sự việc bình thường nên không phải ai cũng hiểu. Thậm chí nhiều người còn cho rằng người bệnh đang làm lố, bởi những thứ đó có gì đâu mà sợ. Do đó hầu hết bản thân người bệnh rối loạn lo âu phải tự đấu tranh, đối mặt với nỗi sợ của bản thân một mình mà không nhận được sự giúp đỡ.
Các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa thể khẳng định chính xác các nguyên nhân trực tiếp gây rối loạn lo âu mà chỉ tạm thời chỉ ra các yếu tố có nguy cơ cao. Các yếu tố sinh hóa trong não bộ, những tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài được cho là có liên quan đến nguyên nhân gây ra cơn lo âu, hoảng loạn quá mức.
Người từng bị có cắn có thể hình thành nỗi ám ảnh sợ chó, không dám đi qua những nơi có loài động vật này
Cụ thể, một số yếu tố được xác định có liên quan đến nguyên nhân gây rối loạn lo âu gồm
Di truyền: Một số nghiên cứu chỉ ra ở những gia đình có cha mẹ bị rối loạn lo âu hay một số vấn đề tâm lý, tâm thần khác sẽ có nguy cơ mắc rối loạn lo âu cao hơn.
Yếu tố sinh hóa: thực hiện kiểm tra não bộ cho thấy việc thay đổi một số hóa chất trong não bộ, chẳng hạn như các chất dẫn truyền thần kinh gồm dopamine, serotonin và norepinephrine đều xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân rối loạn lo âu.
Chấn thương tâm lý: Nỗi lo âu, ám ảnh sợ hãi ở nhiều người có thể hình thành từ chính những tổn thương ở quá khứ. Chẳng hạn như một người từng bị chó cắn có thể có thể rơi vào hoảng loạn tột độ khi thấy chó hay rối loạn lo âu chia ly ở trẻ có thể hình thành do con từng bị bỏ rơi, từng bị lạc cha mẹ; người từng bị các bệnh nhiễm trùng có thể mắc ám ảnh cưỡng chế khi suốt ngày phải rửa tay..
Yếu tố bệnh lý: người có sức khỏe suy yếu, đã hoặc đang bị bệnh nặng cần phải điều trị kéo dài cũng có thể hình thành nỗi ám ảnh về sợ bệnh tật. Một số bệnh lý được cho là có liên quan như bệnh tuyến giáp, bệnh tiểu đường, bệnh ung thư, bệnh hen suyễn, các bệnh lý làm thay đổi nội tiết tố.. Mặt khác thể chất suy yếu cũng khiến tâm lý mệt mỏi hơn, căng thẳng hơn nên cũng dễ mắc rối loạn lo âu hơn.
Một số yếu tố khác: Lạm dụng chất kích thích, dùng thuốc điều trị bệnh lý kéo dài, sống trong căng thẳng kéo dài, bị lạm dụng thể chất và tinh thần từ thời thơ ấu cũng đều là tăng nguy cơ mắc hội chứng này ở rất nhiều người. Ngoài ra những người có tinh thần yếu, tính cách nhút nhát, sống nội tâm cũng được đánh giá có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
Rối loạn lo âu được đặc trưng bằng trạng thái stress căng thẳng, lo âu quá mức, có thể xuất hiện đột ngột với mức độ tăng dần. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống, các hoạt động hằng ngày của mỗi người bệnh. Bởi rõ ràng chúng ta không thể có một chế độ sinh hoạt ổn định nếu luôn phải sống trong nỗi sợ hãi.
Rối loạn lo âu làm ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của người bệnh, hạn chế các hoạt động hằng ngày trong cuộc sống
Trạng thái lo âu, căng thẳng, sợ hãi, luôn ám ảnh với một điều gì đó sẽ dần chi phối nhận thức, hành vi, cảm xúc của người bệnh. Do quá tập trung vào việc tránh né nỗi sợ hãi họ dần suy giảm nhận thức đến các hoạt động khác, hầu như không thể hoàn thành tốt công việc và học tập hay các hoạt động khác.
Một số người bệnh có thể nhận ra được nỗi ám ảnh, sợ hãi vô lý của bản thân nhưng lại không thể kiểm soát được. Nỗi ám ảnh vẫn chi phối cảm xúc, hành vi khiến họ cảm thấy cực kỳ bức bối, khó chịu. Người bệnh dần có xu hướng tách biệt với xung quanh để trốn tránh nỗi sợ hãi, điều này cũng góp phần làm suy giảm kỹ năng xử lý với các tình huống ngoài xã hội.
Rối loạn lo âu kéo dài và không sớm điều trị sẽ làm gia tăng nguy cơ trầm cảm, suy giảm lòng tự trọng cá nhân của mỗi người. Một số có xu hướng tìm đến bia rượu hay chất kích thích để giải tỏa cảm xúc căng thẳng. Nếu không nhận được sự hỗ trợ và thấu hiểu từ xung quanh rất dễ rơi vào khủng hoảng, có các hành tiêu cực khác.
Các bác sĩ cũng chỉ ra, rối loạn lo âu còn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề thể chất như các bệnh về tiêu hóa, bệnh huyết áp, tim mạch cùng hàng loạt bệnh lý nguy hiểm khác. Một số tình trạng rối loạn lo âu có thể ảnh hưởng đến suốt đời, chẳng hạn như hội chứng OCD nên cần phải có hướng khắc phục càng sớm càng tốt.
Người bệnh cần đến các bệnh viện chuyên khoa hay các trung tâm tâm lý trị liệu để thực hiện thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất từng tình trạng. Cần phải xác định được nhóm rối loạn lo âu và nguyên nhân gây bệnh để hướng điều trị và vượt qua tình trạng này hiệu quả.
Điều trị rối loạn lo âu có thể cần phải diễn ra trong thời gian dài, đặc biệt với các trường hợp rối loạn ám ảnh cưỡng chế để người bệnh có thể điều chỉnh được cảm xúc, hành vi của bản thân có hiệu quả. Người bệnh cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ, các biện pháp trị liệu cùng một lối sống lành mạnh để mang lại kết quả tích cực nhất.
Trị liệu tâm lý có thể góp phần điều chỉnh các hành vi, cảm xúc của các bệnh nhân rối loạn lo âu theo hướng tích cực, đúng đắn hơn. Đặc biệt với những bệnh nhân cảm thấy nỗi lo lắng của mình là hoàn toàn đúng đắn, không chấp nhận trị liệu thì càng cần phải tham gia trị liệu tâm lý để định hướng lại nhận thức, tư duy phù hợp hơn.
Hiện nay Trung tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đang cung cấp các dịch vụ chăm sóc tâm lý. trong đó trị liệu rối loạn lo âu cũng đang là một trong những thế mạnh tại đây. Trung tâm đang ứng dụng các liệu pháp chăm sóc tâm lý theo hướng khoa học, áp dụng chính những quy luật tự từ vũ trụ để chữa lành tâm bệnh một cách tự nhiên, không gây tác dụng phụ.
Trung tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam với phương pháp trị liệu tâm lý độc quyền không dùng thuốc, không can thiệp cơ thể, không tác dụng phụ, không biến chứng hiệu quả lâu dài.
Mỗi khách hàng khi đến với Trung tâm NHC đều tìm được sự bình an trong tâm trí, cảm xúc được xoa dịu và có cơ hội được chia sẻ những khó khăn trong tâm lý. Nhà trị liệu không chỉ giải quyết được những khó khăn trong tâm trí mà còn hướng dẫn các biện pháp để bản thân người bệnh có thể nhanh chóng xoa dịu nỗi căng thẳng khi đứng trước các tình huống gây căng thẳng, hạn chế các hành vi kích thích và bốc đồng không mong muốn.
Trong suốt quá trình trị liệu, khách hàng sẽ luôn nhận được sự đồng hành,hỗ trợ từ các chuyên gia. Trung tâm cũng sẽ thiết kế các buổi trị liệu để người bệnh trực tiếp đối diện với nỗi lo âu của bản thân và học cách vượt qua nó từ từ. Bởi nếu chỉ mãi trốn chạy thì người bệnh sẽ không bao giờ có thể vượt qua được nỗi ám ảnh mà cần phải học cách đối mặt trực tiếp.
Trị liệu tâm lý tại NHC giúp khách hàng tìm lại cảm xúc tích cực và vui vẻ hơn
Rất nhiều bệnh nhân đã và đang trị liệu rối loạn lo âu tại đây đều có những cải thiện tích cực cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Người bệnh dần kiểm soát được nỗi lo âu của bản thân để nâng cao chất lượng cuộc sống, thoải mái hơn trong các hoạt động thường ngày, tự tin tham gia các hoạt động khác ngoài vùng an toàn.
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam
Cơ sở 1: Số 11 Ngõ 83 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội (Xem bản đồ )
Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Xem bản đồ )
Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM (Xem bản đồ )
Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM (Xem bản đồ )
Hotline: 096 589 8008
Website: tamlytrilieunhc.com
Email: tamlytrilieunhc@gmail.com
Fanpage: FB.com/tamlytrilieuNHC/
Với tình trạng căng thẳng, sợ hãi quá mức, tinh thần dễ kích động nên bác sĩ có thể cần phải chỉ định một số loại thuốc để kiểm soát trạng thái này một cách có hiệu quả. Mục đích của dùng thuốc nhằm xoa dịu cảm xúc tạm thời, không mang tính chất điều trị bệnh hoàn toàn nên cần phải thận trọng.
Một số loại thuốc chữa rối loạn lo âu thường được chỉ định bao gồm: Alprazolam, chlordiazepoxide, Lorazepam, Fluoxetine, Escitalopram (lexapro) , imipramine (tofranil), paroxetine (paxil),.. hoặc một số nhóm thuốc giúp xoa dịu cảm xúc. Nhờ đó tinh thần người bệnh dần ổn định hơn, hạn chế các trạng thái quá khích khi đứng trước các tình huống gây căng thẳng.
Tuy nhiên hầu hết các nhóm thuốc này đều kèm theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn mệt mỏi, ngủ nhiều hơn. Do đó cần đảm bảo thực hiện đúng theo đơn thuốc từ bác sĩ để mang đến hiệu quả tốt nhất cho cả tinh thần và thể chất.
Bản thân người bệnh cần tự ý thức và có quyết tâm trong suốt hành trình “chiến đấu” với nỗi sợ của bản thân. Thuốc hay nhà trị liệu chỉ giúp ích một phần trong tâm lý, tinh thần của người bệnh. Một lối sống lành mạnh, tuân thủ theo chỉ định từ nhà trị liệu và học cách xoa dịu của bản thân đều là những biện pháp cần thiết để vượt qua rối loạn lo âu.
Thực hành thiền mỗi ngày có thể giúp bệnh nhân học cách kiểm soát cảm xúc, lo lắng quá mức của bản thân khi đứng trước các tình huống căng thẳng
Một số biện pháp được khuyến khích cho những bệnh nhân rối loạn lo âu trong quá trình chăm sóc và điều trị tại nhà như
Xây dựng một lối sống lành mạnh, đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống đúng bữa kết hợp với vận động thể thể thao hằng ngày
Học cách kiểm soát hơi thở để dần xoa dịu được cảm xúc khi đứng trước các tình huống gây căng thẳng
Thiền và yoga cũng được chứng minh là các liệu pháp giúp tâm trí thư giãn, cân bằng cảm xúc và giúp người bệnh sẵn sàng hơn khi đối diện với các sự kiện, tình huống gây lo âu
Duy trì thói quen luyện tập và vận động thể dục thể thao hằng ngày. Các nghiên cứu cũng chỉ ra vận động vừa giúp tăng cường thể chất vừa mang đến rất nhiều lợi ích cho tinh thần
Bổ sung dinh dưỡng một cách khoa học, lành mạnh, tăng cường rau xanh, trái cây hay các nhóm thực tốt cho thể chất, não bộ. đặc biệt là các nhóm thực phẩm giàu giàu axit béo omega-3 và các vitamin B.
Người bị rối loạn lo âu nên hạn chế các nhóm thực phẩm giàu chất béo, đường hay các nhóm thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên xào nhiều lần
Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích thích như bia rượu, thuốc lá hay các thực phẩm có chất kích thích như cafein... Các chất này có thể khiến tinh thần rối loạn, căng thẳng và dễ kích động nghiêm trọng hơn
Giữ tinh thần thư giãn, căng thẳng, tránh xa tiêu cực bằng các biện pháp đơn giản như nghe nhạc, tập thể dục, vui chơi, đọc sách, massage, thiền..
Chia sẻ nỗi lo lắng, cảm xúc và sự sợ hãi của bản thân với những người xung quanh để tìm kiếm sự giúp đỡ. Chẳng hạn như nếu bạn sợ chó, hãy nhờ một người thân đi cùng nếu phải đi qua những nơi có chó để có đủ dũng khí hơn
Học cách vượt qua vòng tròn an toàn của bản thân, tập đối mặt với những căng thẳng khó khăn của bản thân từ từ
Rối loạn lo âu có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và các hoạt động hằng ngày của người bệnh nên cần tìm cách kiểm soát càng sớm càng tốt. Mỗi người nên bắt đầu học cách chăm sóc sức khỏe tinh thần, thay đổi lối sống khoa học lành mạnh hơn để phòng tránh tối đa nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý tương tự.
Có thể bạn quan tâm:
Trị liệu tâm lý không dùng thuốc giúp chữa lành rối loạn lo âu
Nên Khám Và Trị Liệu Rối Loạn Lo Âu Ở Đâu Uy Tín Tại Hà Nội?