Người bị bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống tác động không nhỏ đến tình trạng bệnh, góp phần vào quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất cũng như phòng ngừa đợt gout cấp.
Chế độ ăn khoa học có thể phòng ngừa bệnh gout tái phát
Gout là hệ quả của sự rối loạn chuyển hóa purin và acid uric trong máu. Khi đó, thận không thể thực hiện nhiệm vụ đào thải lượng acid uric dư thừa trong cơ thể. Lâu dần, chúng sẽ hình thành tinh thể urat ở các khớp gây đau nhức, sưng đỏ, nóng khớp. Bệnh không chỉ gây ra các triệu chứng lâm sàng mà còn ảnh hưởng đến chức năng khớp.
Các triệu chứng bệnh gout bùng phát theo từng đợt cấp và thuyên giảm sau khi dùng thuốc, chăm sóc đúng cách. Tương tự như các tình trạng viêm khớp khác, bệnh lý có tính chất mãn tính, kéo dài dai dẳng và rất khó điều trị dứt điểm. Ngoài các phương pháp điều trị chính thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.
Thực tế nhận thấy, các biểu hiện bệnh gút thuyên giảm đáng kể đối với người có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Nguyên tắc ăn uống cho người mắc phải căn bệnh này là giảm các thực phẩm chứa nhiều purin, protein và các loại đồ uống chứa chất kích thích.
Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người bị gout:
Rau củ là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần hàng ngày. Thực phẩm cung cấp các khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, hấp thu tốt các dưỡng chất và duy trì sức khỏe đường ruột. Hơn nữa, hàm lượng purin có trong một số loại rau củ chỉ ở mức thấp nên không tác động xấu đến nồng độ acid uric trong máu.
Trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh nên bổ sung các loại rau củ như:
Cảnh xanh
Dưa leo
Rau cần
Súp lơ
Rau ngót
Cà tím
Đậu hà lan
Khoai tây
Nấm rơm, nấm kim châm
Các loại trái cây khá an toàn cho người bị bệnh gout và các dạng viêm đau khớp nói chung. Không chỉ bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Một số loại trái cây còn giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ quá trình đào thải acid uric của thận. Từ đó góp phần ngăn ngừa các đợt gout cấp.
Hầu hết các loại trái cây tốt cho người bị bệnh gout
Người bị gút nên bổ sung một số loại trái cây như:
Dưa hấu
Dứa
Chuối
Dưa lưới
Dâu tây
Cherry
Cam
Quýt
Chanh
Để đảm bảo lượng đạm cần thiết cho cơ thể, giúp chuyển hóa năng lượng, đảm bảo các hoạt động hàng ngày mà không ảnh hưởng đến bệnh lý, bạn có thể bổ sung các loại thịt trắng như thịt lườn gà, thịt cá sông, thịt lợn nạc, sườn heo,... Các nghiên cứu nhận thấy trong thịt trắng chứa ít purin nên không khiến cơn đau nhức, sưng khớp bùng phát.
Ngoài thịt trắng, người bị gout cũng có thể tham khảo một số món ăn từ trứng để cung cấp lượng protein cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, canxi có trong trứng còn giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, thúc đẩy phục hồi tổn thương. Lượng purin có trong thực phẩm này thường không gây ảnh hưởng đến nồng độ acid uric trong cơ thể nên phù hợp với người bị gút.
Sữa tươi và một số chế phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa chua mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể nói chung và hệ xương khớp nói riêng. Các nghiên cứu nhận thấy, uống sữa và dùng sữa chua không chỉ tốt cho người bị bệnh gút mà còn làm giảm nguy cơ mắc phải bệnh lý này.
Người bị gout có thể sử dụng sữa ít béo và ít đường
Theo đó, việc uống sữa đúng cách có thể làm giảm lượng acid uric trong máu, tăng đào thải acid dư thừa, phục hồi chức năng xương khớp. Tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn loại sữa ít đường và ít béo để tránh ảnh hưởng đến bệnh gút. Ngoài ra, không nên uống sữa đậu nành vì có thể khiến lượng acid uric tăng cao, gây đau nhức khớp.
Tham khảo thêm: 5 Loại Sữa Tốt Nhất Dành Cho Người Bị Bệnh Gout
Xây dựng thực đơn khoa học giúp làm giảm các triệu chứng lâm sàng do bệnh gout gây ra, đồng thời phòng ngừa bệnh tái phát. Ngược lại, người có thói quen ăn nhiều thực phẩm chứa purin, đạm sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và tiềm ẩn nhiều biến chứng.
Do đó, trong và sau điều trị bệnh nhân cần kiêng một số thực phẩm sau:
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê, nai rừng… chứa rất nhiều dưỡng chất, vitamin tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhóm thịt này có thể khiến các triệu chứng sưng viêm, đau nhức khớp do bệnh gout gây ra trở nên nặng nề hơn. Nguyên do là trong thịt đỏ có chứa lượng lớn protein và có thể khiến hàm lượng acid uric tăng cao, lắng đọng thành các tinh thể urat ở khớp.
Các loại hải sản cũng không được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn ở người mắc bệnh gout. Bởi nhóm thực phẩm này có chứa nhiều purin sẽ khiến tình trạng rối loạn chuyển hóa nhân purin trở nên nghiêm trọng hơn. Từ đó, các triệu chứng đau nhức, sưng nóng khớp tiến triển nặng nề, ảnh hưởng đến chức năng khớp.
Ăn hải sản có thể khiến bệnh gout trở nên tồi tệ hơn
Một số loại hải sản mà người bệnh gout cần tránh:
Tôm
Cua
Ghẹ
Sò
Ốc
Hến
Mặc dù là thịt trắng nhưng thịt gà tây và thịt ngỗng có thể khiến các triệu chứng bệnh gout trở nên nặng nề hơn nếu ăn quá nhiều. So với các loại thịt trắng khác thì lượng purin trong các loại thịt này ở mức cao hơn. Vì vậy, chuyên gia khuyến cáo chỉ nên dùng từ 110 - 175mg/ ngày. Ngoài ra, nếu đang trong đợt gút cấp thì cần kiêng thực phẩm này.
Trong thực đơn hàng ngày của người bệnh gout cũng nên loại bỏ các loại rau củ chứa nhiều purin như cải xoăn, đậu phộng, đậu đen, đậu xanh, đậu hà lan, su hào,... Mặc dù những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin tốt cho cơ thể nhưng có thể khiến bệnh lý kéo dài, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Trong các loại thịt chế biến sẵn chứa nhiều gia vị, chất bảo quản có thể kích thích phản ứng viêm, đau khớp bùng phát. Hơn nữa, những thực phẩm này cũng không đảm bảo giá trị dinh dưỡng, đồng thời làm tăng nguy cơ ung thư, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nói chung và bệnh gout nói riêng.
Do đó, người bệnh cần kiêng các loại thịt chế biến sẵn như:
Thịt xông khói
Nem chua
Lạp xưởng
Thịt nguội
Xúc xích
Bia rượu và các thức uống chứa chất kích thích là một trong những tác nhân gây viêm khớp nói chung và bệnh gout nói riêng. Để kiểm soát bệnh lý, người bệnh cần tránh xa các thức uống này. Thay vào đó hãy uống nước lọc, các loại nước ép trái cây tươi, trà thảo mộc để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Người bị bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì?” để kiểm soát triệu chứng tốt nhất cũng như dự phòng tái phát. Bên cạnh chế độ ăn uống, cần kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn và sinh hoạt đúng cách để khắc phục bệnh nhanh chóng.
Tham khảo thêm: